Đằng sau 'tấm khiên' NATO là sự yếu đuối và chia rẽ

  • 18/09/2024
Ukraine có thể sẽ là thất bại tiếp theo của NATO bởi thiếu sự đoàn kết, sức mạnh và tổ chức kể từ sau khi Liên Xô tan rã.
13-06-2022 Chặn cảng biển, lấy ngũ cốc và phá kho chứa: Nguyên nhân khiến phương Tây tố cáo Nga dùng lương thực làm vũ khí
13-06-2022 Tương lai nào cho những vùng lãnh thổ giàu tài nguyên của Ukraine mà Nga đang kiểm soát?
13-06-2022 Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc: ‘Nếu Mỹ muốn đối đầu, chúng tôi sẽ đấu lại đến cùng’
12-06-2022 Tổng thống Zelenskyy: Thế giới sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực và nạn đói nghiêm trọng
10-06-2022 Ukraine thừa nhận thiếu đạn dược và đang thất thế trên tiền tuyến

NATO rạn nứt

Theo The Guardian, những tính toán sai lầm của phương Tây đã mở đường cho chiến dịch quân sự của Nga. Khi Kiev đang thua thiệt về mặt trang bị và buộc phải chiến đấu vì sự tồn vong, liên minh quân sự lớn nhất hành tinh lại đối mặt với một thất bại thảm hại.

Một tấm khiên có tác dụng ngăn chặn kẻ thù và biểu hiện quyết tâm. Tuy nhiên, tấm khiên cũng có thể là phương tiện để trốn đằng sau, nhằm tránh một cuộc chiến. Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine, NATO đã được chính trị gia Mỹ và châu Âu sử dụng như một tấm khiên với mức độ dũng cảm khác nhau.

Nhưng trường hợp tấm khiên NATO bị hỏng thì sao? Các cường quốc phương Tây có thể sắp nhận được câu trả lời trong Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Madrid trong tháng này.

Được miêu tả là cuộc tụ họp có ảnh hưởng và mang tính “biến đổi’ nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Liên minh quân sự lớn nhất hành tinh nhiều khả năng sẽ tự tung hô về việc bảo vệ “thế giới tự do” chống lại Nga. Tuy nhiên nhiều câu hỏi lớn vẫn còn tồn tại.

nato-mem-20220613142602906.png?width=700

Gần như đa số các quốc gia ở châu Âu đề là thành viên NATO.

Phát biểu tại Ba Lan vào tháng 3, Tổng thống Mỹ Joe Biden thề sẽ “bảo vệ từng tấc lãnh thổ NATO với toàn bộ lực lượng và sức mạnh” nhưng đồng thời tránh tham gia xung đột. Nhiều tháng sau, các phát biểu bởi ông Biden vẫn vô cùng mơ hồ về kết quả dài hạn của xung đột Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã nhắc lại điệp khúc của Tổng thống Mỹ vào tuần trước ở Iceland. Ông Wallace cảnh báo rằng, Tổng thống Vladimir Putin có thể nhắm tới Lithuania, Latvia và Estonia, bởi vì, giống như Ukraine, ông không coi đây là những quốc gia “thực sự”. Nhưng, giống như Mỹ, Anh không có kế hoạch rõ ràng nào để đảm bảo độc lập cho Ukraine.

Trong khi nhiều đồng minh đã đứng lên, các thành viên quan trọng của NATO tại châu Âu đang thu mình phía sau liên minh. Họ sử dụng “tấm khiên” NATO để né tránh phải đưa ra các cam kết tốn kém với Kiev và có thể chọc giận Moscow.

Pháp dường như thích nói chuyện hơn là hành động khi liên tục có các cuộc hội đàm với các bên trong xung đột. Đức lại có vẻ bị động và liên tục chậm trễ trong việc viện trợ vũ khí cho Ukraine. Trong khi đó, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán cản trở các lệnh trừng phạt và có vẻ nghiêng về phía Nga.

  • TIN LIÊN QUAN
  • crawl-2022051808245710-avatar-fb-2022051

    Thổ Nhĩ Kỳ cản đường Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, phương Tây cần làm gì? 18/05/2022 - 10:30

Những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm cản trở việc gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển cũng đang làm suy yếu một mặt trận của khối quân sự.

Ngược lại, Ba Lan và các quốc gia "tiền tuyến" muốn một cách tiếp cận cứng rắn hơn, bao gồm việc bố trí thường trực thêm quân đội, vũ khí hạng nặng và máy bay ở biên giới Nga. Đáp lại, các quan chức NATO hứa hẹn những quyết định "mạnh mẽ và mang tính lịch sử".

eastern-flank-20220613142030705.png?widt

NATO tăng cường sự hiện diện quân sự tại sườn phía đông.

Ukraine trả giá

Các nhà lãnh đạo Ukraine đã từ bỏ hy vọng về tư cách thành viên từng được hứa hẹn tại Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Bucharest năm 2008, đồng thời ngừng kêu gọi can thiệp quân sự trực tiếp.

“Đương nhiên, chúng tôi đã nghe được những lời động viên và cảm thấy biết ơn”, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết, ngược lại với những cáo buộc trước đây của ông về việc NATO “không làm gì cả”. Ông Kuleba hiện nay không mong đợi nhiều hành động cứng rắn tại Madrid, ví dụ như vấn đề “an ninh Biển Đen”.

Cho tới nay, Mỹ và châu Âu vẫn thất bại trong việc ngăn cản Nga phong tỏa cảng biển của Ukraine. Sự phong tỏa này là một trong những nhân tố tạo ra khủng hoảng lương thực toàn cầu. Đồng thời, phương Tây ngày càng có các động thái cho thấy mong muốn hạ nhiệt căng thẳng.

Theo RT, vào ngày 12/6, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu sẽ giúp Ukraine củng cố vị thế trên bàn đàm phán, nhưng đồng thời cũng cho biết bất cứ thỏa thuận hòa bình nào cũng sẽ có sự thỏa hiệp, bao gồm cả lãnh thổ.

Tại Đối thoại Kultaranta, người đứng đầu NATO khẳng định rằng phương Tây sẵn sàng “trả giá” để củng cố quân đội Ukraine nhưng Kiev phải tự quyết định về việc nhượng bộ lãnh thổ cho Moscow. “Hòa bình là có thể đạt được”, ông nói. “Nhưng câu hỏi là Ukraine sẽ sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho hòa bình? Bao nhiêu lãnh thổ, bao nhiêu độc lập, chủ quyền?”. 

Ông Stoltenberg không đề xuất điều khoản cụ thể mà Ukraine nên chấp nhận và cho rằng “chỉ những người đang phải hy sinh nhiều nhất mới có thể đưa ra quyết định này”. Trong khi đó, NATO và phương Tây sẽ tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine để “củng cố vị thế” trên bàn đàm phán. 

crawl-20220613142400670.png?width=700

Tính đến ngày 8/6, Nga đang kiểm soát khoảng 20% lãnh thổ Ukraine.

Liên minh bị động

The Guardian đặt ra câu hỏi rằng vì sao NATO không hành động nhiều hơn? Những lý do cho sự thụ động của liên minh này tạo lên hình ảnh một liên minh thiếu sự đoàn kết, sức mạnh và tổ chức.

  • TIN LIÊN QUAN
  • 180333-642x336-164750966823538014975-0-7

    Tổng thống Putin vô tình làm cho EU, NATO thêm hùng mạnh 18/03/2022 - 16:07

Mặc dù những hành động ban đầu nhằm hỗ trợ Ukraine đã giúp NATO có được sức mạnh trong ngắn ngủi, nhưng cuộc xung đột đã kéo dài, cả hai phe trở nên tuyệt vọng, nỗ lực ngoại giao không có kết quả và nguy cơ xung đột lan ra toàn cầu.

Những điểm yếu và lỗ hổng của NATO trở nên rõ ràng hơn. Sẽ là không thực tế khi mong đợi sự nhất trí từ một tổ chức lớn như NATO. Việc mỗi thành viên đều có quyền quyết định tương đương nhau khi xét về mặt quân sự sẽ ảnh hưởng đến khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng và táo bạo.

Ví dụ, một hành động khiêu khích hạt nhân hoặc hóa học của Nga nhiều khả năng sẽ tạo ra nhiều quan điểm xung đột và làm NATO tê liệt.

Đồng thời, liên minh cũng phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ, một siêu cường quân sự, trong khi một số quốc gia thành viên lại nấp đằng sau và không chịu đóng góp.

mil-ex-20220613142611295.png?width=700

Một số quốc gia lớn của NATO lại không đạt mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng.

Về mặt tổ chức và quân sự, NATO cũng rất hỗn loạn. Tổ chức này có ba trung tâm chỉ huy chung tại Italia, Hà Lan và Mỹ nhưng tướng lĩnh lại làm việc tại Bỉ. NATO cũng thiếu khả năng tương tác giữa hệ thống vũ khí của các quốc gia khác nhau, cũng như các cuộc tập trận chung, mua sắm vũ khí và chia sẻ thông tin tình báo. 

Liên minh quân sự này cũng đang ngày càng bị kéo dãn, với mối nguy tại khu vực châu Âu - Đại Tây Dương từ Nga và thách thức tại châu Á - Thái Bình Dương từ Trung Quốc.

NATO chuẩn bị sẽ đưa ra “khái niệm chiến lược” cho 10 năm nhằm giải quyết tất cả vấn đề này, cùng với khủng bố xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu, chiến tranh mạng … Để có thể hoạt động hiệu quả trên tất cả những mặt trận trên, NATO cần phải nhìn lại quá khứ và chấp nhận những thất bại cũng như trách nhiệm về cuộc khủng hoảng hiện nay.

Bằng việc lấp lửng về tư cách thành viên của Ukraine cũng như không phản ứng phù hợp với hành động của Nga tại Chechnya, Syria, Georgia và Crimea, các nhà lãnh đạo phương Tây đã mở đường cho xung đột ngày nay.

Ngay bây giờ, Nga đang tấn công dữ dội vào tấm khiên, buộc phương Tây đối mặt với thử thách. Nếu cách tiếp cận né tránh rủi ro hiện nay không thay đổi, các thành viên NATO chẳng mấy chốc sẽ không còn chỗ trốn, The Guardian nhận định.



(Theo: http://vietnambiz.vn/dang-sau-tam-khien-nato-la-su-yeu-duoi-va-chia-re-2022613141420929.htm)