NĐT cá nhân giao dịch thế nào trong tuần VN-Index không giữ được mốc 1.300 điểm?

  • 18/09/2024
Trong tuần VN-Index không giữ được mốc 1.300 điểm, giao dịch của NĐT cá nhân tiếp tục là điểm sáng khi khối này mua ròng 159 tỷ đồng trên HOSE. Dù vậy xét về quy mô giải ngân thì giá trị vào ròng chỉ bằng 1/5 tuần trước đó.

VN-Index đóng cửa tuần thứ 24 của năm 2022 với 3 phiên tăng, 2 phiên giảm, mất đi 3,9 điểm tương đương 0,3% đóng cửa tại 1.284,08 điểm.

Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 16.213 tỷ đồng, tăng 4% so với tuần trước đó nhưng tăng đến 16% so với trung bình 5 tuần gần đây. Thống kê dòng tiền của FiinTrade cho thấy, tỷ trọng phân bổ dòng tiền chuyển hướng tăng vào nhóm dầu khí, hóa chất, điện nước xăng dầu khí đốt, trong khi giảm ở nhóm bất động sản, ngân hàng, chứng khoán.

Chỉ số dòng tiền tích lũy vào nhóm dầu khí tiếp tục đi lên từ vùng thấp của 1 năm thiết lập vào tháng 3/2022 và hỗ trợ đường giá tăng điểm. Tuy nhiên, ngày hôm nay có sự phân kỳ giữa chỉ số giá và chỉ số dòng tiền tích lũy cho thấy áp lực chốt lời gia tăng.

Chỉ số dòng tiền trong mối tương quan với thị trường bắt đầu đi lên sớm hơn từ đầu tháng 4/2022, và đang ở vùng cao của 1 năm cho thấy dòng tiền vào nhóm này mạnh hơn thị trường.

Trong tuần VN-Index không giữ được mốc 1.300 điểm, giao dịch của NĐT cá nhân tiếp tục là điểm sáng khi khối này mua ròng 159 tỷ đồng trên HOSE. Dù vậy xét về quy mô giải ngân thì giá trị vào ròng chỉ bằng 1/5 tuần trước đó. Tính riêng kênh khớp lệnh thì cá nhân trong nước gom ròng 66 tỷ đồng.

Dòng tiền cá nhân tập trung ở nhóm BĐS, thép

Theo thống kê giao dịch khớp lệnh tại HOSE, nhóm này mua ròng tại 7/18 nhóm ngành. Trong đó, lực cầu chủ yếu tập trung ở nhóm bất động sản với quy mô gấp 2,5 lần so với tuần trước đó.

Cụ thể, nhóm cổ phiếu của các doanh nghiệp địa ốc thu hút hơn 592 tỷ đồng vốn nội, tăng gần 350 tỷ đồng và vượt xa so với những nhóm ngành kế tiếp. Điều đó cho thấy sức hút của ngành này đối với các NĐT cá nhân trong nước mặc dù nhóm này đã hạ nhiệt đáng kể so với giai đoạn trước đó. 

Bên cạnh đó, lực cầu của cá nhân trong nước lần lượt tìm đến các ngành tài nguyên cơ bản (282 tỷ đồng), hàng & dịch vụ công nghiệp (154 tỷ đồng), dịch vụ tài chính (65 tỷ đồng),...

dsd-20220611112703664pngedit-20220611190

 Giao dịch khớp lệnh của NĐT cá nhân theo nhóm ngành. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư cá nhân chưa dừng bán ròng cổ phiếu nhóm phân bón, hóa chất. Nhóm này bị xả ròng 350 tỷ đồng, hụt 12% so với tuần trước đó và vượt xa những nhóm cổ phiếu khác.

Tiếp theo, nhà đầu tư cá nhân cũng bán ròng 255 tỷ đồng ở nhóm hàng cá nhân & gia dụng, trước khi rút ròng nhẹ hơn khỏi lần lượt một số ngành như thực phẩm & đồ uống (121 tỷ đồng), công nghệ thông tin (80 tỷ đồng), dầu khí (72 tỷ đồng),...

Tuần qua, nhóm dầu khí có tỷ trọng giá trị giao dịch tăng mạnh nhất trong tuần, tăng lên 9,42%, là mức cao nhất trong 10 tuần liên tiếp và lớn gấp gần 3 lần tuần thấp nhất. Điều này cho thấy áp lực bán chốt lời tuần này tăng mạnh ở nhóm dầu khí khi thị trường không giữ được mốc 1.300. Chỉ số giá ngành dầu khí tăng 6,57% và là nhóm tăng mạnh nhất thị trường.

Tâm điểm rót hơn tỷ 250 đồng vào cổ phiếu HPG, trong khi chốt lời DCM, PNJ

Danh mục Top10 cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất tuần qua của các cá nhân nội dẫn đầu bởi cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát. Mã này được gom ròng 252,7 tỷ đồng, tăng 16,3% so với tuần trước đó.

Mặc dù dẫn đầu danh mục mua ròng của các cá nhân, HPG lại là tâm điểm xả ròng của NĐT nước ngoài dù biến động đi ngang. Ngày 20/6 tới đây, Tập đoàn Hòa Phát sẽ chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức năm 2021 với tổng tỷ lệ 35%, trong đó gồm 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu.

Nối tiếp, cổ phiếu NVL của Novaland xếp vị trí á quân với quy mô mua ròng 233,3 tỷ đồng. Tương tự, loạt cổ phiếu của các doanh nghiệp địa ốc cũng nằm trong danh mục rót vốn của khối ngoại như bộ đôi VHM, VIC với giá trị vào ròng lần lượt là 143,1 tỷ và 96,1 tỷ đồng, theo sau là HDG (95 tỷ đồng), CII (78,9 tỷ đồng) và DXG (75,3 tỷ đồng).

Theo sau, lực cầu cũng tìm đến một số đại diện của nhóm tài chính gồm ngân hàng, chứng khoán, điển hình là TPB (88,5 tỷ đồng), VPB (79,6 tỷ đồng) và SSI (71 tỷ đồng).

ty-20220611111947144pngedit-202206111854

Top10 mã NĐT cá nhân mua/bán ròng tuần 6 - 10/6. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Trở lại phía bán, tâm điểm bán ròng của khối ngoại tập trung ở nhóm cổ phiếu của doanh nghiệp phân bón, hóa chất. Cụ thể, mã DPM của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí dẫn đầu danh mục xả ròng với quy mô 307,7 tỷ đồng và cũng là đại diện duy nhất bị bán ròng trên 3.000 tỷ đồng. Một cổ phiếu khác thuộc nhóm này là DCM cũng có mặt trong Top10 rút vốn với giá trị 92,8 tỷ đồng.

Nối tiếp, NĐT cá nhân cũng bán ròng các đại diện của nhóm bán lẻ như PNJ (265,1 tỷ đồng) và MSN (199,8 tỷ đồng). Cùng chiều, nhóm này cũng bán ròng lần lượt dưới trăm tỷ đồng các mã FPT (84,3 tỷ đồng), VND (83 tỷ đồng), CTD (68,6 tỷ đồng), PLX (67,3 tỷ đồng), DGW (66,7 tỷ đồng) và HAH (63,8 tỷ đồng).



(Theo: http://vietnambiz.vn/ndt-ca-nhan-giao-dich-the-nao-trong-tuan-vn-index-khong-giu-duoc-moc-1300-diem-202261119444801.htm)